House Airway Bill (HAWB) Là Gì? Cách Sử Dụng Thực Tế
House Airway Bill (HAWB) là một loại chứng từ vận tải đường hàng không rất phổ biến trong xuất nhập khẩu. House Airway Bill (HAWB) là gì? Cách sử dụng thực tế, cách nhận biết như thế nào? Hãy cùng Xuất nhập khẩu Lê Ánh tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
1. House Airway Bill (HAWB) là gì?
House Airway Bill hay viết tắt HAWB là vận đơn thứ cấp do công ty forwarder phát hành cho shipper (người gửi hàng thực tế) và consignee (người nhận hàng) trong trường hợp shipper không yêu cầu bill gốc từ phía hãng hàng không. House Airway Bill (HAWB) là vận đơn thứ cấp do hãng hàng không phát hành.
>> Xem thêm: Vận đơn hàng không - Air waybill (AWB)

2. Ý nghĩa và cách sử dụng thực tế của HAWB
House Airway Bill là mã vận đơn của người gom hàng. Đây là B/L được cấp bởi người gom hàng và đưa cho các chủ hàng lẻ khi nhận hàng của họ có B/L nhận hàng tại nơi đến. B/L này được dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ hàng lẻ và người gom hàng. Được sử dụng để nhận hàng hoá giữa người gom hàng và chủ hàng lẻ.
Chức năng của vận đơn hàng không AWB, HAWB
- Biên lai giao hàng cho người chuyên chở,
- Bằng chứng của hợp đồng vận chuyển.
HAWB – House Airway Bill là vận đơn hàng không do Forwarder phát hành cho từng lô hàng lẻ của khách. Các chủ hàng lẻ, số lượng hàng hóa vận chuyển không nhiều, không đủ thuê nguyên chuyến máy bay, sẽ thông qua Forwarder để gửi hàng đi, Forwarder đứng ra gom nhiều lô hàng nhỏ lại để vận chuyển chung trên một chuyến bay.
Mỗi chủ hàng sẽ được Forwarder cấp một HAWB riêng, thông tin về lô hàng của mình. Do đó House Airway Bill (HAWB) được dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa chủ hàng với Forwarder, người gom hàng, là chứng từ dùng để nhận hàng giữa người gửi hàng và Forwarder.
Cách nhận diện House Airway Bill: Trên vận đơn HAWB sẽ có logo công ty forwarder, tên công ty, số điện thoại, văn phòng của công ty forwarder.
>>> Bài viết tham khảo: Vận đơn đường biển Sea waybill
3. Nội dung và thuật ngữ trên House Airway Bill (HAWB)
Trên mặt trước của HAWB thường thể hiện các nội dung sau:

- Shipper (Người gửi hàng): Là người giao hàng cho forwarder. Có thể là nhà xuất khẩu hoặc đơn vị trung gian.
- Consignee (Người nhận hàng): Người sẽ nhận hàng tại nơi đến, có thể là nhà nhập khẩu, hoặc chi nhánh mua hộ hàng.
- HAWB Number: Mã số vận đơn, do forwarder đặt và theo dõi, không nhất thiết phải có 11 chữ số như MAWB.
- Issuing carrier’s name and address: Tên và địa chỉ của người phát hành vận đơn.
- Airport of Departure/ Airport of Destination: Tên sân bay khởi hành/ Sân bay đến
- Currency: Tiền tệ
- Charges codes: Mã thanh toán cước
- Charges: Cước phí và chi phí
- Gross Weight: trọng lượng cả bì (tính theo cân thực tế)
- Chargeable Weight: trọng lượng tính cước
- Number of Pieces: Tổng số kiện hàng trong lô (cartons, pallets…)
- Other charges: Các chi phí khác
- Prepaid: Cước và chi phí trả trước, người gửi trả cước
- Collect: Cước và chi phí trả sau, người nhận trả cước
- Dimensions (Kích thước): Ghi chi tiết kích thước từng kiện nếu cần tính cước theo thể tích.
- Declared Value for Carriage / Customs / Insurance: Khai giá trị hàng hóa dùng cho vận chuyển, khai quan hoặc bảo hiểm
- Special Instructions / Handling Information: Ghi chú đặc biệt: hàng dễ vỡ, giữ thẳng đứng, không xếp chồng...
- Shipper of certification box: Ký xác nhận của người gửi hàng
- Carrier of execution box: Ô dành cho người chuyên chở
- For carrier of use only at destination:mÔ chỉ dành cho người chuyên chở ở nơi đến
- HAWB phải có chữ ký và ngày phát hành của forwarder để có giá trị pháp lý.
»» Tham khảo: Lộ Trình Học Xuất Nhập Khẩu Cho Người Mới Bắt Đầu
4. So sánh MAWB và HAWB, cách nhận biết 2 loại vận đơn
Master Airway Bill (MAWB) là vận đơn chủ do các hãng Airline phát hành vận đơn. MAWB dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa người gom hàng và người chuyên chở hàng không, là chứng từ giao nhận hàng giữa người chuyên chở hàng không và người gom hàng, forwarder.
House Airway Bill (HAWB) là vận đơn của người gom hàng, forwarder, do người gom hàng cấp cho các chủ hàng lẻ. HAWB dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa forwarder và các chủ hàng lẻ đồng thời dùng để nhận hàng hoá giữa người gom hàng với các chủ hàng lẻ.
Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa MAWB và HAWB, hãy cùng tìm hiểu qua ví dụ sau đây
Doanh nghiệp A là nhà xuất khẩu đang cần vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng hàng không. Doanh nghiệp A sẽ có hai cách book tàu được sử dụng phổ biến: Book trực tiếp với hãng hàng không và book thông qua forwarder (trung gian, nhận vận chuyển hàng của chủ hàng, hoặc gom nhiều lô hàng nhỏ (consolidation) thành những lô hàng lớn hơn, sau đó lại thuê người vận tải (hãng tàu, hãng hàng không) vận chuyển từ điểm xuất phát tới địa điểm đích)
»»» Xem nhiều: Học xuất nhập khẩu ở đâu tốt
- Trường hợp book trực tiếp với hãng hàng không: Hãng hàng không sẽ phát hành Master Airway Bill cho doanh nghiệp A, và thông tin trên bill:
+ Shipper: Doanh nghiệp A
+ Consignee: Khách hàng của doanh nghiệp A hoặc đại lý forwarder (trường hợp bên nhập khẩu thuê forwarder)
- Trường hợp book thông qua forwarder: Khi doanh nghiệp A thuê forwarder vận chuyển và làm thủ tục, thì hãng hàng không sẽ phát hành master bill cho
forwarder, sau đó, forwarder sẽ phát hành house bill cho doanh nghiệp A.
Thông tin trên Master Airway Bill:
+ Shipper: Forwarder
+ Consignee: Đại lý forwarder hoặc khách hàng của doanh nghiệp A.
Thông tin trên House Airway Bill:
+ Shipper: Doanh nghiệp A
+ Consignee: Khách hàng của doanh nghiệp A.
Nhiều trường hợp doanh nghiệp nhờ forwarder book tàu giúp, như vậy doanh nghiệp vẫn có thể lấy bill do hãng tàu phát hành ghi shipper là doanh nghiệp, người nhận consignee là khách hàng của doanh nghiệp.
Vận đơn thứ cấp - Master Airway Bill vẫn được dùng trong giao dịch mua bán, chuyển nhượng và thanh toán, nhưng để chắc chắn được ngân hàng chấp nhận thanh toán, trong L/C phải có điều khoản quy định “vận đơn thứ cấp HBL” cũng được chấp nhận.
Trên đây Xuất nhập khẩu Lê Ánh đã phân tích chi tiết về House Airway Bill, đặc điểm, cách nhận biết, cách sử dụng và phân biệt với Master Airway Bill. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có cái nhìn đầy đủ về HAWB và ứng dụng hiệu quả vào thực tế công việc.
Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu tại TPHCM & Hà Nội, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tế, khóa học khai báo hải quan điện tử chuyên sâu, Khóa học mua hàng quốc tế, khóa học sales xuất khẩu chuyên sâu, khóa học chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan, Khóa Học Khởi Nghiệp Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu online/ offline: 0904.84.8855
Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.
Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM